Build python from source
Build python có sử dụng openssl, vì vậy cần build openssl trước
- Clone source file
- Configure
- Build executable
- Export variable
- Kiểm tra executable
Build python có sử dụng openssl, vì vậy cần build openssl trước
Con người sinh ra, liệu có số phận định sẵn hay không? Có phải Chúa hay đấng tối cao nào đó định sẵn tôi, hay các bạn, hay tất cả chúng ta sinh ra, lớn lên, làm việc, bệnh tật, chết đi đều nằm trong ý Ngài. Hay là đời sống ta hiện tại là kết quả tích lũy của nhiều tiền kiếp hình thành. Hay ta là kết quả của một quá trình xã hội hóa phức tạp mà không thể toán hóa thành phương trình. Hay chính ta là một sản phẩm của quá trình lịch sử tự nhiên. Ai mà biết được? Tôi cũng không biết.
Vậy thì mười năm có dài không? Với đứa trẻ 14 tuổi thì 10 năm chẳng phải đã gần 3/4 cuộc đời rồi. Xem ra cũng dài chứ không phải ít đâu.
Tôi còn nhớ độ mười năm trước, tôi chỉ là một đứa trẻ 14 tuổi. Qua mùa hè thi cấp ba không tốn bao nhiêu sức, nhưng tràn trề thất vọng từ đợt thi tỉnh, tôi cùng mẹ tay xách tay bê vào sống trong bệnh viện. Tôi không nhớ rõ thời gian là bao lâu nữa, chắc độ một tháng, mẹ tôi đi vào mổ sỏi mật.
Trong trí nhớ mập mờ của tôi, tôi chủ yếu giúp mẹ chạy đi gọi ông này, bà kia, đi mua cái này, cái kia. Vật tư trong viện đắt, dùng cái gì cũng phải dè sẻn. Một suất cơm tại căn tin của viện đắt gần gấp đôi bên ngoài. Tuần đầu đi lại bất tiện, tôi ăn cơm căn tin, còn mẹ thì bữa cháo, bữa rau, bữa thì bảo tôi đi xin đồ ăn từ thiện về ăn.
Quãng này, cứ mỗi sáng thăm khám thì người nhà phải ra ngoài. Nhưng mà không kể khoảng thăm khám thì tôi cũng ham chơi, chạy ra ngoài nhiều. Trước ngõ bệnh viện có ông chú già bày cờ thế cho người ta giải, tôi thích xem chỗ này nhất. Số người giải được chắc đếm trên đầu ngón tay, mà lúc tôi xem thì chưa có ai giải được.
Cạnh đó có hàng sách cũ, tôi cũng xem xem nhưng không đọc được cuốn sách nào hoàn chỉnh. Có ông anh bán nước giang hồ lắm, một thân rồng phượng hổ báo, giấu cái dao phay to trong xe rác cạnh hàng. Mấy hôm liên tục có bà thím, hình như do bệnh tật hoặc bị gì đó, hay ra ăn vạ và chửi anh hàng nước dữ lắm. Cuối cùng có một hôm tức quá, ảnh lấy dao ra dọa chém, ai cũng sợ, mỗi thím kia là không sợ, càng gào to lên. Phải mấy bác mấy chú can thì bệnh viện mới không thêm ca cấp cứu. Chiều chiều thì trong viện có khoảng sân lớn, trồng nhiều cây mát, cũng bày ghế đá nhiều. Vài cụ, vài cô chú đi đi lại lại tập thể dục. Tôi cũng nằm trườn ra trên ghế mà ngủ thiu thiu, có hôm tới tận tối.
Bởi vì mổ sỏi mật, mẹ tôi phải gắn cái ống để dẫn dịch. Mấy hôm đầu dịch ứ, hay có vấn đề gì đó, dịch không chảy ra được như mong muốn. Bụng nó sưng to lên như có bầu. Tôi gọi bác sĩ tới, thì bác kiểm tra bằng cách kéo cái ống thò ra, thụt vào, y chang như lúc tôi dùng cái cọ để vệ sinh ống hút trà sữa. Dịch trào ra một chút, sau đó để ống lại đúng vị trí thì nó chảy ra nhiều hơn. Bác sĩ cố định lại bằng cách khâu vài mũi, không dùng thuốc tê gì cả. Lúc sau tôi hỏi mẹ có đau không, thì mới biết phương pháp như vậy gọi là khâu sống, không dùng thuốc gì mà khâu luôn.
Chuyện tắm giặt trong viện cũng rất là khó khăn. Khó như thế nào tôi cũng không nhớ được, chỉ nhớ là rất bất tiện. Tôi phải dìu mẹ đi xếp hàng để tắm. Mà mấy ngày đầu thì còn vết thương, thành thử đã khó càng thêm khó. Trước khi tắm rửa thì phải đi nhận đồ cho ngày mới, tôi là người đi nhận cái này.
Sau khi lành một chút và đi lại được, mẹ tôi dẫn tôi đi ra một khu chợ đồ ăn cách bệnh viện chừng một cây số rưỡi. Lúc đó tôi cứ nghĩ tại sao không ăn đồ trong viện cho an toàn, hợp vệ sinh. Sau đó tôi mới biết là do đồ ăn ở đây rẻ hơn trong viện. Cũng từng đó tiền nhưng ở đây ăn được hai người, ở trong viện thì chỉ được một phần thôi. Chúng tôi ăn ở mấy tiệm đó cho đến khi ra viện.
Trong ký ức của tôi, có lẽ đó là mùa hè đáng nhớ nhất thuở còn là học sinh. Đó là lần duy nhất tôi hiểu được cái khốn khó của việc đi viện, nhất là với những người nghèo như mẹ con tôi lúc đó. Cũng có một số lần tôi cùng mẹ đi khám này khám kia, hoặc đi theo, hoặc dùng xe chở đi. Người già ấy mà, lắm bệnh lặt vặt, tôi không nhớ hết. Chỉ nhớ lần cuối tôi tính vào viện thăm, thì mẹ bảo hủy vé đi, lỡ ra thăm mà dịch bùng thì không biết làm thế nào. Thế là tôi hủy vé. Sau đó thì cũng không đi thăm được nữa. Mẹ mất tới nay tròn ba năm.
Mười năm trước tôi 14 tuổi, cháu tôi cũng dừng lại ở tuổi 14. Mười năm trước, gia đình tôi cũng đông vui lắm. Trong hình là sinh nhật của sáu người, viết vẽ nguệch ngoạc trên cái bàn học. Giờ chỉ còn bốn thôi.
Mười năm, đối với tôi cũng không dài, không ngắn. Mỗi khi nhìn lại, tôi cứ thấy nó có vẻ được sắp đặt sẵn. Chắc có lẽ do tôi đã trải qua cả, biết hết diễn biến mạch truyện, thành thử như là đã được sắp xếp từ trước. Còn sự thực ra sao, tôi không biết. Tôi không tin vào thần thánh gì cả, nhưng cũng không chứng minh được họ tồn tại hay không. Vậy tôi chỉ thong thả mà đi, mỗi ngày suy nghĩ và cố gắng thêm một chút.
Số nó mà có, nó tới thì cứ để nó tới thôi, cũng đâu làm gì khác được.
Là một người nhiệt thành với phép biện chứng duy vật, tôi vô cùng tin tưởng và chấp nhận rằng nguyên lý phát triển tồn tại trong thế giới vật chất (và cả tinh thần) này. Nói một cách đơn giản, thì dù cho trồi sụt thế nào, lên voi xuống chó thế nào, khúc sông dài ngắn thế nào, rốt cuộc rồi con người, xã hội, vật chất hay tinh thần đều phát triển. Có thể nó không tiến lên từng ngày, nhưng nhìn ở một khoảng thời gian đủ lớn, cơ bản ta có thể kết luận nó đang phát triển.
Lạc quan mà nghĩ, tôi và các bạn, trên những con đường khác nhau, chặng đường không giống nhau, đều hy vọng mình tiến lên. Dù sao, mình cũng mong muốn mình nằm trong "đoạn phát triển" chứ không phải "khúc giảm tạm thời" trên biểu đồ chung. Không có gì là quá đáng khi trong giấc mơ đó, ta ước ta là kẻ tiên phong, đứng đầu, giỏi nhất, thành công nhất, mở ra thời kỳ mới, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, ông vua con trong hẻm, có người còn mơ ước trở thành Chúa Giê-su, Phật Thích Ca của thế kỷ XXI nữa. Ai mà chẳng muốn trở thành vĩ đại.
Nhưng hỡi ơi, cuộc sống không giống cuộc đời. Nhìn chung, ta tuy có phát triển, tốt lên, nhưng như mọi người bình thường khác, ta sống bằng lương tháng và chờ tới ngày lãnh lương hưu. Lúc dư dả thì ăn mặc thêm một chút, lúc eo hẹp thì cũng cố gắng co ro cho ấm. Nhìn lên thì không bằng ai nhưng nhìn xuống thì không ai bằng mình cả. Ở vài khía cạnh, quả thực tôi có khác biệt với mọi người. Nhưng để mà nói tôi đặc biệt, thì có phần tự mãn, thậm xưng.
Nhiều quảng cáo, tuyên dương, tuyên truyền, gương điển hình là những người giỏi nhất trong lĩnh vực của họ. Họ cố gắng, nỗ lực làm việc, suy nghĩ tìm tòi để phát triển. Nhiều người còn giỏi nhất nhiều năm nữa. Quả là tự hào hết đỗi, tôi ước gì mình cũng được như họ. Nhưng tại, bị, thì, là, vô vàn nguyên nhân chủ quan, khách quan, kể cả có thật hay do tôi tự nghĩ ra, đều dẫn tới việc tôi không thể thành công như họ. Tôi cũng thấy tôi không kinh nghiệm, sâu sắc như thế hệ trước, mà cũng chẳng thông minh, linh hoạt như các em sau này. Nhiều lúc tôi thấy một việc rất là cần thiết, phải làm ngay mà tôi còn trì hoãn mãi chưa làm. Vậy sao đòi hỏi thành công rực rỡ được.
Nhưng mà, làm người bình thường cũng khó lắm. Làm sao cho mỗi ngày mình đều giỏi hơn, tốt hơn một tí, đặng noi gương các bạn ở trên. Đồng thời cũng cũng phải nỗ lực hơn để không bị tụt lại. Dẫu biết rằng mình cũng không phải là quá tệ, nhưng không kém hơn mong ước phát triển, nỗi lo tụt lại cũng lớn không kém. Ai mà biết được sau 6h ta có trúng số và giàu lên bao nhiêu, nhưng ta cũng chưa chắc chắn được ta có thảm bại ngày mai không. Ai cũng nghĩ The Platform có độ 200 tầng thôi, ai ngờ nó có tới 333 tầng đâu.
Vậy nên, cá nhân tôi nghĩ, cũng cần phải quan tâm đến mấy người sống bình thường (là số mà tôi nghĩ là nhiều nhất). Vừa không có gia tài bạc vạn để phung phí, vừa không thể nằm dài nhận trợ cấp chính sách được. Dạo trước, khi họp mặt anh chị em chi bộ các thời kỳ, có anh và chị mình nói về "người bình thường" làm mình rất tâm đắc. Hầu hết sinh viên ra trường không giỏi như thầy A để xin học bổng du học, đi Tây đi Úc, cũng không giỏi như anh B ra mở doanh nghiệp, chị C ra làm tập đoàn lớn, xuất ngoại công tác ở những tập đoàn đa quốc gia. Hầu hết mọi người đều ra trường, kiếm một công ty có mức thu nhập chấp nhận được, tàng tàng làm, thăng tiến "theo tiến độ" rồi đến một giai đoạn thì nghỉ hưu. Vậy thôi.
Bởi vì lẽ đó, tôi tự rèn luyện bản thân sao cho hạnh phúc, cứ cố gắng làm tốt hơn mà không tự áp lực cho mình. Tôi tự thấy anh chị tôi đang làm nhiệm vụ này thật ý nghĩa và thấu đáo. Tuyên dương một người giỏi, xuất sắc sao cho hiệu quả đã khó. Tuyên dương một người bình thường còn khó hơn. Tự tôi cũng chưa nghĩ ra làm sao để một người bình thường nở hoa đây. Ai cũng đặc biệt theo cách của mình, là một cách nói khác của chẳng ai có gì đặc biệt cả. Nói vài thứ khác biệt của mình là đặc biệt, tôi thấy giống như bảo gen tôi là đặc biệt vậy. ADN tôi là duy nhất, ARN của tôi là đặc biệt, tôi mang trong mình ký tự D. của thời đại. Khá là khiên cưỡng. Tôi tự thấy mình không đặc biệt gì lắm, cũng không cần đặc biệt gì cả. Tôi chỉ cần là một người bình thường, đi làm, nhận lương, tiêu tiền, tham gia vào các hoạt động xã hội khác. Như vậy thôi tôi cũng hạnh phúc rồi. Phải chăng đó chính là: hạnh phúc không phải điểm đến, mà là hành trình chúng ta đang đi?
Còn bạn, bạn có bình thường không? Bạn có hạnh phúc nếu đang là người bình thường không?
Những thần tượng của tôi, các bạn vô cùng giỏi và đặc biệt, các bạn có đang hạnh phúc không? Hạnh phúc của các bạn có bình thường như hạnh phúc của tôi không?
Trước khi build source, cần cài đặt Prerequisites Packages
yum groupinstall "Development Tools"
yum install cmake openssl-devel ncurses-devel rpcgen
yum install gcc-toolset-12-gcc gcc-toolset-12-gcc-c++ gcc-toolset-12-binutils gcc-toolset-12-annobin-annocheck gcc-toolset-12-annobin-plugin-gcc
dnf install zlib zstd
dnf --enablerepo=crb install libtirpc-devel
Build thư viện boost. Mysql version 8.4.0
dưới đây đã có tích hợp boost trong source, nếu bạn dùng version này thì không cần build boost nữa.
Bài viết này mình dịch từ một bài viết có tiêu đề tương tự được đăng trên Physics Lab để làm tài liệu tham khảo cho bản thân.
Giai đoạn này chỉ mất một chút thời gian nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc đọc các bài báo khoa học, nên bao gồm các bước sau:
Info
Note đầy đủ các thông tin trên vào một database (notion Literature Tracker
), ghi tag đẩy đủ theo ý của bạn và tag của papaer (quan trọng)
Thực tế giai đoạn này mới là giai đoạn đọc thật sự của một bài báo. Giai đoạn này giúp ta hiểu rõ hơn bài báo và cách mà nó liên quan tới nghiên cứu của mình. Việc đọc tài liệu giấy hay kỹ thuật số là tùy sự lựa chọn, sao cho mắt không căng thẳng và thuận tiện nhất.
Đọc các tài liệu trong giai đoạn này cần highlight các điểm quan trọng, có thể chia theo màu:
Sau đó, người đọc cần trả lời các câu hỏi/đưa ra nhận xét của mình về bài báo đó. Thường được note dưới dạng các dấu đầu dòng để dễ tìm lại
Research question/problem của bài báo là gì?
Bài báo có giá trị cho nghiên cứu của bản thân hay không? Nếu có thì tại sao?
Tác giả bài báo có cố gắng thuyết phục người đọc tin vào điều gì không? Nếu có thì tôi có bị thuyết phục không? Nếu không, tại sao tôi không bị thuyết phục?
Phần nào trong bài báo khiến tôi quan tâm? Tại sao?
Tại sao tác giả chọn cách tiếp cận hoặc khung lý thuyết này?
Người đọc có đồng ý với tác giả về các vấn đề đó không?
Tác giả nghĩ gì về ý nghĩa của những phát hiện đó?
Người đọc có đồng ý với tác giả về những ý nghĩa đó không?
Bài viết này đóng góp những gì, suy nghĩ gì, phương pháp gì cho nghiên cứu của người đọc?
Sau khi trả lời những câu hỏi trên, người đọc quyết định đây có phải là một bài báo cốt lõi của nghiên cứu liên quan hay không. Nếu có, thì chuyển nó sang phần thứ ba
Giai đoạn này, người đọc đảm bảo rằng bản thân hiểu được đẩy đủ những gì bài báo truyền tải cùng với các background của nó. Nhìn chung là thực hiện lại một bài báo như vậy. Người đọc cần: - Nếu là tác giả, bạn cần làm những gì để đạt được những kết quả trong bài báo - Tái hiện lại các thí nghiệm, kiểm tra kết quả và đối chiếu với kết quả của bài báo. - Xác định các điểm đổi mới mà tác giả đã thực hiện, những điểm nào còn hạn chế. - Các kỹ thuật trong bài báo đề cập có được thực hiện đúng, có vấn đề gì với các kỹ thuật đó, dữ liệu cho thí nghiệm chính xác và khách quan không.
Sau khi đã học đọc, cần có một phương pháp thực hiện hàng loạt và ghi lại những điều đã đọc. Mình đã sử dụng phương pháp theo sơ đồ dưới:
graph TD
A[Literature Research] --> B[Add relevant paper to library & Literature Tracker];
B --> C{Relevant to research?};
C --> |Yes| D[First pass, scan and add tag];
C --> |No| A;
D --> E{worth reading more depth?};
E --> |Yes| F[Second pass, complete literature notes and critical engagement question];
E --> |No| A;
F --> G[Buld systhesis matrix];
G --> H[Write liteature review];
H --> I[Update liteature review];
I --> Z[Refine search question];
Z --> A;
F --> K{Is it core paper?};
K --> |Yes| L[Third pass, reimplement the paper in own words];
L --> I;
Đây luôn là bước bắt đầu của mọi quá trình nghiên cứu. Trước hết, cần nhận diện một số keywords để bắt đầu quá trình search. Hãy trò chuyện với giáo sư để tìm các keywords phù hợp cho các nghiên cứu khác nhau. Một phương pháp khác là sử dụng chức năng tìm kiếm liên quan
trên các công cụ search hoặc xem các trích dẫn từ bài báo gốc. Trong soó những các trích dẫn này, sẽ có một số trích dẫn được đề cập nhiều trong các bài báo, có thể đó chính là những bài báo quan trọng mà ta cần tìm kiếm
Qua một thời gian, người đọc sẽ nhận ra một số bài báo thường xuyên được trích dẫn.
Mendeley là một công cụ hữu ích để lưu trữ và quản lý thư viện các bài báo. Nó có nhiều tính năng như chia sẻ thư mục với đồng nghiệp, có hỗ trợ phiên bản app trên nhiều nền tảng và brower extension.
Web of Science là một trong các công cụ hữu ích để nhận thông báo về các bài báo mới được ra mắt dựa trên các từ khóa bạn chọn. Nó cũng cung cấp một cơ sở dữ liệu các bài báo dựa trên các keyword nhập vào. Đây là bước khởi đầu tốt để hình thành định hướng nghiên cứu của bạn, bên cạnh những tư vấn của giảng viên hướng dẫn.
Google Scholar cũng là lựa chọn tốt trong nhiệm vụ này.
Trong quá trình tìm hiểu và đọc các bài báo, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa các bài báo này như thế nào. Citation Gecko và Connected Papers là hai công cụ khá hữu ích, cung cấp giao diện flow-chart để hiểu tính tương quan giữa các bài báo.
Hai công cụ này cung cấp cái nhìn tổng quan từ một key paper tới các paper liên quan. Điều này giúp bạn hình dung được những bài báo quan trọng và chú ý tới/không bỏ lỡ nó. Nó giúp bạn tránh được tình huống nằm trong một chuỗi các bài báo phản bác lẫn nhau.
Sử dụng Connected Paper để chắc chắn rằng bạn không bỏ lỡ những bài báo quan trọng và hiểu rõ mối liên hệ giữa chúng. Nên sử dụng cả hai công cụ để hiểu rõ sự khác nhau giữa chúng.
Trong phần này, một database trong Notion được sử dụng để ghi chép lại những ý tưởng, tổng hợp, nội dung quan trọng của một bài báo. Mặc dù có những tính năng tương tự như Mendeley nhưng Notion mạnh hơn ở khả năng tùy biến và filter những danh mục quan trọng.
Khi một paper pass qua vòng thứ nhất, nó được chuyển qua lần đọc thứ hai với nhiều nội dung phải quan tâm hơn. Phần này note những câu hỏi mà ta cần trả lời trong Giai đoạn hai và ghi chú chúng vào trong Notion database.
Sau khi tổng hợp được một số core paper và đọc chúng ở giai đoạn ba, ghi chép chúng bằng lời văn của chính bạn (có thể sử dụng notion ở phần hai). Khi cảm thấy những gì tìm kiếm đã đủ, có thể bắt đầu viết literature review của chính bạn.
Sử dụng literature matrix, nhìn nhận lại và xác định những câu hỏi nào là quan trọng mà muốn tập trung vào. Đối với từng phần trong chủ đề, xác định câu hỏi của bạn là gì, câu trả lời mong muốn là gì, bạn sẽ làm gì để đạt được nó.
Sau khi có từng phần với các nội dung chính, lựa chọn các bài báo liên quan tới từng phần. Tổng hợp những điểm quan trọng của chúng. Số lượng không hẳn quan trọng trong phần này, quan trọng hơn nó là nguồn bạn lấy chúng, những tạp chí hoặc các nhà xuất bản uy tín. Cân nhắc số paper giới hạn cho mỗi section để tránh lan man (trừ trường hợp bài của bạn là bài review).