Skip to content

Editorials

Những việc nhỏ nên làm ngay

Tiêu đề bài viết do người viết phỏng đặt dựa theo những bài viết của Cố Tổng bí Thư Nguyễn Văn Linh1

Sinh thời, đồng chí Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam2. Gần đây, mình được tặng một cuốn sách có tựa đề A history of God3. Cả hai tác phẩm này theo mình thấy, có một điểm chung rằng mặc dù là những nhà nghiên cứu rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, nhưng khi trình bày vấn đề thì tác giả chỉ đề cập là "một" hay "một số" rất khiêm tốn chứ không hề có ý bao hàm tất cả. Trong bài thi viết của đạt giải của tôi, việc đề cập đến là việc sinh hoạt tại Chi bộ, là việc tôi tiếp xúc và hiểu rõ những vấn đề còn hạn chế.

Bởi thế, tôi cho rằng, trước khi bàn những chuyện đao to búa lớn, Đảng viên và Chi bộ nên tùy tình hình, nhiệm vụ chính trị tại nơi mình công tác mà nêu ý kiến, đề xuất phù hợp. Kỳ kiểm điểm năm ngoái, tôi tự nhận thấy bản thân mình còn chưa tích cực, cả nể, chưa dám thấy đúng không giám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh. Năm nay nhìn chung đã mạnh dạn và đưa ra nhiều ý kiến, hầu hết đúng nơi, đúng chỗ, mang tính xây dựng.

Tuy vậy, các ý kiến, đề xuất vẫn chưa được áp dụng và chưa thuyết phục được các đồng chí mà tôi thì phải chuyển công tác theo quy định.

Vấn đề về lắng nghe ý kiến sinh viên

Hồ Chủ Tịch khi bàn về Thanh niên Trung Quốc đã nhận định: "Chỉ có tầng lớp sinh viên là có thể nghe thấy những hồi âm của phong trào cách mạng của phương Tây. Chỉ có họ mới có thể nhìn thấy, suy ngẫm, so sánh và hiểu được vấn đề"4. Nhận định này tôi cho rằng đúng với sinh viên Việt Nam và vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay.

Các Đại học (Trường Đại học) hiện nay đào tạo sinh viên đã dần tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi trường, tùy theo tình hình đã xây dựng các triết lý, sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó không ít cơ sở lấy hội nhập, toàn diện, đa văn hóa là một trong những thước đo quan trọng. Sự tự học hỏi, tự nghiên cứu, phản biện đã trở thành một phần không thể thiếu trong bộ kỹ năng của sinh viên.

Mặc dù kỹ năng và kiến thức ngày càng cao, nhưng sinh viên vẫn còn thiếu sót ở một số điểm.

  • Một là, số đông sinh viên vẫn còn học tập và sinh hoạt bằng trợ cấp từ gia đình, chưa thông qua lao động sản xuất để tạo nên thặng dư, vì vậy chưa hiểu hết những mâu thuẫn trong quan hệ sản xuất.

  • Hai là, sinh viên có khao khát tìm hiểu tri thức mới, nhưng khả năng tư duy chưa hoàn thiện như một nhà nghiên cứu thực thụ, vì vậy dễ bị thiên kiến, một chiều, chưa đi sâu vào bản chất của vấn đề mà chỉ nhìn hiện tượng để đánh giá.

  • Ba là, nhu cầu tìm kiếm sự công nhận, sự bất mãn khi nhìn thấy những bất công không chỉ đối với bản thân mà đối với cả những khiếm khuyết còn tồn tại bên ngoài xã hội, vốn rất dễ tìm kiếm và tiêu thụ trong môi trường mạng xã hội, không gian số hiện nay.

  • Bốn là, do sự phát triển của các nền tảng truyền thông xã hội, nền kinh tế dựa trên sự chú ý tác động đến nhận thức về xã hội của một bộ phận của tầng lớp sinh viên nói riêng, giới trẻ nói chung. Khả năng diễn đạt và trình bày vấn đề trực tiếp bị thu hẹp, chuyển dịch dần sang các phương thức gián tiếp như mạng xã hội, email, tin nhắn văn bản, nhãn dán thể hiện cảm xúc, ưu tiên các phương thức ẩn danh... Viêc trình bày vấn đề trực tiếp tới người phụ trách, tổ chức chịu trách nhiệm không được thực hiện, thay vào đó tìm kiếm sự đồng cảm trên các phương tiện gián tiếp.

  • Cuối cùng, một bộ phận cán bộ, viên chức, người lao động làm nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến, hoặc thực hiện các công việc mà sự bắt đầu, quá trình thực hiện, kết quả có sự liên quan tới sinh viên chưa tạo điều kiện cho sinh viên nói lên ý kiến của mình. Các quy trình, quy định hoặc không rõ ràng, hoặc được đề cập rõ ràng nhưng người xử lý nó thực hiện theo quy trình kinh nghiệm, không xem xét các yếu tố thay đổi của chính sách và đối tượng tiếp xúc. Bản thân sinh viên nói riêng, công dân nói chung khi làm việc với thầy cô, giảng viên, cơ quan quản lý thường ở vị trí yếu thế. Họ không có đủ trình độ (như đã nêu các điểm trên), hoặc không có đủ tài nguyên, hoặc còn kiêng sợ, ngại va chạm. Sự bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất2.

Quá trình công tác đoàn thể và làm việc, tôi nhận thấy một ý kiến phản hồi đưa ra không ngoài hai mục đích: hoặc nó ảnh hưởng tới lợi ích của người nêu ý kiến hoặc chính họ là người có nhiệm vụ/nghĩa vụ/quyền nêu ý kiến không vì lợi ích thuần túy. Việc lấy ý kiến của sinh viên đã được triển khai và có hiệu quả thực chất. Thông qua các phiếu đánh giá cũng như hội nghị lấy ý kiến, các quan điểm, góc nhìn của sinh viên đã được phản ánh và đi vào chính sách.

Phương thức lấy ý kiến cần phù hợp, phải tạo ra mong muốn đóng góp của đối tượng được lấy ý kiến. Muốn đạt được điều này cần đảm bảo cả hai yếu tố:

  • Về mặt hình thức, phương tiện lấy ý kiến cần thể hiện thành ý, mong muốn của người lấy ý kiến đối với người được lấy ý kiến. Một sản phẩm đồ họa, một ứng dụng di động, một trang điện tử được thiết kế đẹp đương nhiên sẽ khơi gợi, mơn trớn cảm xúc của người được lấy ý kiến hơn là một thư điện tử toàn chữ, kèm theo một đường dẫn tới google biểu mẫu. Sự lấy ý kiến có thể là chủ động như gửi phiếu điền, hoặc thụ động như số liệu tiếp cận, tỉ lệ tương tác, thời gian truy cập ứng dụng, vùng nội dung mà người được lấy ý kiến tập trung. Về mặt kỹ thuật, các công cụ hiện đại đã đáp ứng được các yêu cầu này. Một phương pháp tốn kém hơn là kèm các hình thức tuyên dương, khen thưởng khi đối tượng được lấy ý kiến bày tỏ quan điểm của họ. Hầu hết các trang thương mại điện tử đã áp dụng chính sách này.

  • Về mặt nội dung, các vấn đề được xin ý kiến phải rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, tốt nhất là các vấn đề ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt, học tập của họ. Các câu hỏi lấy ý kiến cần ngắn gọn, mang tính lượng hóa như chấm điểm, phần trăm... Các vấn đề lấy ý kiến không mang tính vỹ mô, cần nhiều công sức tìm hiểu mới có thể đánh giá thì không lấy ý kiến. Các vấn đề mà ý kiến của người lấy ý kiến không quan trọng, hoặc không thể đóng góp thì cũng không lấy ý kiến. Nếu vấn đề đó cần phải lấy ý kiến, thì cần thông qua bước trung gian để cụ thể hóa nó thành các câu hỏi mà đối tượng lấy ý kiến có thể trả lời. Thay vì hỏi "Các ý kiến đóng góp Chiến lược phát triển" thì nên chia thành các câu hỏi nhỏ hơn như: "Nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, đâu là ưu tiên mà nhà trường nên tập trung (chọn tối đa 2) A: Xây dựng môn học về kỹ năng viết bài báo cho sinh viên. B: Mua bản quyền các thư viện bài báo khoa học cho sinh viên dùng chung. C: Cải thiện trang thông tin các hướng nghiên cứu sẵn có của nhà trường. D: Tăng nguồn kinh phí hỗ trợ cho giảng viên, sinh viên, lập danh mục các tạp chí được trường tài trợ chi phí nộp bài báo. E: Phát triển các lĩnh vực nghiên cứu mới hoặc liên kết để thực hiện khoa học liên ngành.

  • Về mặt tiếp thu, cần xác định rõ, bất kỳ ý kiến nào cũng có cái đúng của nó. Nếu ý kiến hoàn toàn sai thì thông qua cái sai đó mà ta nhận diện được đâu là cái đúng, chính là hạt nhân hợp lý của ý kiến đó. Nếu ý kiến đó đúng một phần, là cái riêng của trường hợp người ý kiến thì đương nhiên trong đó sẽ tồn tại một cái chung mà các trường hợp khác sẽ mắc phải. Sau khi tiếp nhận ý kiến đóng góp, cần tiếp thu những cái hợp lý, phản hồi những cái chưa hợp lý cho người ý kiến. Thông qua đó giúp người ý kiến hiểu rõ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, thông tin mới, lý luận phù hợp của người được ý kiến. Thông qua hoạt động như vậy, người ý kiến phát triển trình độ tư duy, khả năng diễn đạt, từ đó có ý kiến mới hơn. Các quan điểm tiếp thu thì cần phải cảm ơn, tuyên dương người ý kiến. Các quan điểm chưa tiếp thu thì cần phải giải thích rõ, làm tới cùng lập luận. Tránh tình trạng kết luận một chiều, không dẫn chứng, phản biện.

Vấn đề nói đi đôi với làm, gương mẫu trong thực hiện chính sách

Đảng viên đi trước, làng nước theo sau5; Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền6; Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến7.

Trước khi thực hiện tuyên truyền tới quần chúng, bản thân người tuyên truyền phải là một tấm gương mẫu mực. Một người đáng tin rõ ràng sẽ làm cho những điều họ nói đáng tin. Không những người nói đó đáng tin, mà bộ phận, tổ chức do người đó đại diện/là thành viên cũng phải gương mẫu như vậy. Quần chúng nói chung và sinh viên nói riêng quan tâm tới những điều chung quanh họ, trước khi quan tâm tới những sự việc, sự kiện khác. Chúng ta không thể vừa tuyên truyền tuân thủ pháp luật về giao thông, vừa thể hiện bản thân mình quen biết đồng chí này, đồng chí kia ở cơ quan công an. Chúng ta không thể vừa tuyên truyền nâng cao vai trò của y tế cơ sở, vừa thông báo rằng ta đủ giàu để bất kỳ bệnh nào cũng lên khám ở tuyến Tỉnh, tuyến Trung Ương.

Một đồng chí Bí thư tham gia chương trình đạp xe đồng hành, đi được vài trăm mét đã dừng lại, lên xe ô tô để đi tới đích thì không thể làm gương, không đủ năng lực chỉ đạo tuyên truyền được.

Làm gương, làm mẫu là vấn đề còn tồn tại qua nhiều thời kỳ. Việc người tuyên truyền, làm chính sách chưa gương mẫu, chưa đi đôi với làm không phải nay mới có, không phải chỉ xuất hiện trong mỗi đơn vị ta, nhà nước ta, thời kỳ ta. "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", Khổng Tử đã chỉ ra từng bước mà việc đầu tiên cần làm là tự rèn luyện, tu dưỡng. Vai trò của tổ chức là thường xuyên nhắc nhở, phê bình các cá nhân chưa gương mẫu, chưa nói đi đôi với làm. Việc làm gương phải bắt đầu từ lãnh đạo đơn vị và chỉ có thể bắt đầu từ lãnh đạo đơn vị.

Việc nâng cao tính thống nhất giữa lời nói và hành động trong đội ngũ quản lý, tuyên truyền tôi chưa tìm tòi được giải pháp hiệu quả nào. Chỉ có thể thông qua vài hiện tượng, biểu hiện mà phê bình chính những đồng chí trong tổ chức của tôi. Xin nêu ra để nhận diện vấn đề và cùng tìm giải pháp.

Vấn đề quần chúng hóa quan điểm, tập thể hóa lý luận

Các quan điểm đúng đắn chưa được quần chúng hóa, kể cả trong tập thể chi bộ. Nhiều chủ trương, chính sách được phổ biến chưa tới, chưa kỹ, chưa rõ. Các tổ chức làm nhiệm vụ tuyên giáo chưa đưa ra được kịch bản tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng. Đảng viên chưa vững kinh nghiệm chưa trả lời thống nhất trong cùng câu hỏi, dẫn tới quần chúng nghi ngờ lý luận, phản đối chính sách. Ví dụ tạo sao phạt cao, tại sao phạt thấp, nguyên nhân do đâu?

Về vấn đề này, tôi thật đáng buồn mà trích dẫn một trường hợp tội phạm. Các đối tượng có trong tay thông tin và một kịch bản bám sát tình hình thời sự trong nước, những vướng mắc mà người dân gặp8. Bản thân cán bộ ta có lúc, có nơi chưa làm được như những đối tượng này. Trong tuyên truyền chính sách, ta đi sâu vào phân tích nội hàm, tư tưởng của đường lối, nghị quyết, chính sách, pháp lệnh, nghị định, thông tư nhưng chưa nắm bắt được quần chúng nhân dân quan tâm điểm nào trong đó. Ta chưa định hướng được điểm chú ý của nhân dân vào điều cốt lõi của chính sách, ta chạy theo "dọn bãi chiến trường" khi chính sách bị xuyên tạc, và rồi ta lại lên hàng chục, hàng trăm bài cảnh báo, đấu tranh.

Ví dụ, khi giải thích quy định mới tăng mức phạt, tôi chỉ thấy các đơn vị truyền thông điểm khác nhau giữa trước và sau, rằng luật đã có từ lâu, chỉ thay đổi mức phạt, tôi không thấy trình bày cặn kẽ về quan điểm, tầm nhìn, nguyên nhân, kỳ vọng hiệu quả của chính sách.

Tôi cho rằng, giải thích chính sách này theo hướng thiên về văn hóa - xã hội hơn là kinh tế. Trước hết, ta khái quát vài nét về văn hóa giao thông hiện tại, sau đó ta chỉ ra nguyên nhân, ta trình bày quan điểm chính sách, dùng vài số liệu để chứng minh. Sau cùng là nói đến lợi ích và hiệu quả chính sách kỳ vọng.

Nhìn chung, hoạt động giao thông ở Việt Nam phản ánh một phần văn hóa Việt Nam. Người tham gia ưu tiên sự thuận tiện, dễ dàng, tự phát. Phép vua thua lệ làng, một trăm cái lý không bằng một tí cái tình. Dù đa số tuân thủ, một vài trường hợp hậu quả nặng thì viện dẫn cái tình để không tuân thủ cái lý. Vì vậy, việc áp dụng chính sách mới nhằm nâng cao ý thức tuân thủ lý tính, từ đó nâng cao ích lợi cho tập thể xã hội chứ không riêng cho đối tượng nào. Trước và sau khi áp dụng nghị định 100/2019/NĐ-CP, tỉ lệ vi phạm và các số liệu khác đã phát triển theo chiều tốt lên (cần viện dẫn). Từ đó tin tưởng rằng, với chính sách mới tiếp tục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân.

Quan điểm này cần phổ biến cho bản thân người tham gia công tác tuyên truyền, tùy từng đối tượng mà người đó có diễn đạt, trích dẫn phù hợp. Các tổ chức đoàn thể cần có bộ kịch bản để trả lời thống nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Với các quan điểm lớn như tầm nhìn chiến lược, nghị quyết về phương hướng, cần chỉ ra những lựa chọn chính sách hoặc nguồn gốc góc nhìn. Tại sao chúng ta chọn công nghiệp, công nghệ, sản xuất chip mà không chọn dịch vụ, giải trí, gia công. Như vậy, các thành phần trong hệ thống mới rõ vai, thuộc bài, theo khả năng của mình mà thực hiện. Vì tư tưởng định hướng, chỉ đạo hành động. Có quần chúng hóa quan điểm, tập thể hóa lý luận thì hoạt động thực tiễn mới chung hướng, phát triển đi lên.

Cũng giống như vấn đề gương mẫu, vấn đề quần chúng hóa quan điểm còn lớn lao hơn. Bản thân tôi chưa đủ khả năng để mô hình hóa ra được một giải pháp cụ thể nào, đành tiếp tục nêu ra để suy nghĩ và cùng tìm giải pháp.


  1. Báo Nhân Dân. Đồng chí nguyễn văn linh và những việc cần làm ngay trên báo nhân dân. 2025. URL: https://special.nhandan.vn/TBT-Nguyen-Van-Linh-va-Nhung-dieu-can-lam-ngay/index.html (visited on 2025-02-03). 

  2. Nguyễn Phú Trọng. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam. 2021. URL: https://nhandan.vn/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-post646305.html (visited on 2025-02-03). 

  3. Karen Armstrong. A History of God: The 4000-Year Quest of Judaism, Christianity, and Islam. A.A. Knopf, New York, first american edition edition, 1993. 

  4. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh Toàn tập, chapter Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc, pages 451–494. Volume 2. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. URL: https://hochiminh.vn/book/tac-pham-cua-ho-chi-minh/ho-chi-minh-toan-tap/ho-chi-minh-toan-tap-tap-2-269 (visited on 2025-02-03). 

  5. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh Toàn tập, chapter Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, pages 546–548. Volume 15. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. URL: https://hochiminh.vn/book/tac-pham-cua-ho-chi-minh/ho-chi-minh-toan-tap/ho-chi-minh-toan-tap-tap-15-282 (visited on 2025-02-06). 

  6. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh Toàn tập, chapter Thư gửi đồng chí PêTơRốp, Tổng thư ký ban phương Đông, pages 284–285. Volume 1. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. URL: https://hochiminh.vn/book/tac-pham-cua-ho-chi-minh/ho-chi-minh-toan-tap/ho-chi-minh-toan-tap-tap-1-266 (visited on 2025-02-07). 

  7. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh Toàn tập, chapter Bài nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ Sáu, pages 15–17. Volume 6. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. URL: https://hochiminh.vn/book/tac-pham-cua-ho-chi-minh/ho-chi-minh-toan-tap/ho-chi-minh-toan-tap-tap-6-273 (visited on 2025-02-07). 

  8. Nguyễn Ngân. Vụ lừa đảo gần 1.000 tỷ đồng: các đối tượng bám sát tình hình trong nước để lên kịch bản. 2025. URL: https://vtv.vn/phap-luat/vu-lua-dao-gan-1000-ty-dong-cac-doi-tuong-bam-sat-tinh-hinh-trong-nuoc-de-len-kich-ban-20250205145721598.htm (visited on 2025-02-07). 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Cuộc đời và sự nghiệp

Vào lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từ trần tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi1.

Để tỏ lòng thương tiếc và tưởng nhớ công lao của đồng chí, tôi xin viết bài viết này nhằm ghi lại hành trình của một người Cộng sản chân chính.

tong-bi-thu-nguyen-phu-trong

Tóm tắt lý lịch

  • Họ và tên: NGUYỄN PHÚ TRỌNG
  • Ngày sinh: 14/4/1944
  • Quê quán: xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
  • Ngày vào Đảng: 19/12/1967, chính thức ngày 19/12/1968
  • Trình độ:
    • Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân Ngữ Văn
    • Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học
    • Lý luận chính trị: Cao cấp
    • Ngoại ngữ: Tiếng Nga D, Tiếng Anh B
  • Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII. VIII. IX. X, XI. XII, XIII
  • Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII
  • Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV, XV

Quá trình công tác 2

1967
1968
1969
1970
1971
1972
1973
1974
1975
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
01
02
03
04
05
06
07

Công tác tại Tạp chí Cộng sản

step icon
Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí Học Tập
Cán bộ biên tập Tạp chí Cộng Sản
Bí thư Chi đoàn cơ quan Tạp chí Cộng Sản
Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng Sản, Phó bí thư chi bộ
Phó Ban Xây dựng Đảng
Trưởng ban Xây dựng Đảng
Phó Bí thư Đảng ủy
Bí thư Đảng ủy
Ủy viên Ban Biên tập
Phó Tổng biên tập
Tổng biên tập

Học tập nghiên cứu

Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc
Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc
Học và bảo vệ luận án Phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) khoa học lịch sử ở Viện hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô

Ban Chấp hành Trung ương Đảng

step icon
step icon
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Ủy viên Bộ Chính trị
Thường trực Bộ Chính trị
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Bí thư Quân ủy Trung ương
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương

Công tác tại Thủ đô Hà Nội

Phó Bí thư Thành ủy
Bí thư Thành ủy

Công tác tại Hội đồng Lý luận Trung ương

Phụ trách Tư tưởng - Văn hóa và Khoa giáo
Phó Chủ tịch
Chủ tịch

Công tác tại Quốc Hội

Đại biểu Quốc Hội
Chủ tịch Quốc Hội
Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Các Huân - Huy chương

  • Huân chương Sao vàng3.
  • Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng4.
  • Huân chương Vàng quốc gia của Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào5.
  • Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa6.
  • Giải thưởng Lênin, giải thưởng cao quý nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga7.
  • Huân chương José Marti của Đảng, Nhà nước Cộng hoà Cu Ba8.

Lễ tang

Có thể nói, kể từ khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam mới tổ chức một lễ tang tưởng niệm lãnh đạo từ trần lớn như vậy.

Ngay từ lúc chưa phát tang, rất nhiều người dân và các tổ chức đã để hình đại diện tối màu, đăng những dòng trạng thái hay dừng các hoạt động mang tính giải trí để tưởng niệm cố Tổng Bí thư9. Nhiều cơ quan, tổ chức mở sổ tang điện tử để người dân ghi lời tưởng niệm 10

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào11 và Cộng hòa Cuba12 đã tuyên bố Quốc tang tưởng niệm đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Nhiều lãnh đạo, bạn bè quốc tế đã tham dự lễ tang, lễ truy điệu và gửi điện chia buồn.

Info

Thông tin này có thể chưa được cập nhật.

Các lãnh đạo tham dự lễ tang, lễ truy điệu

  • Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, Ông Vương Hộ Ninh13
  • Chủ tịch Quốc hội Cuba, Ông Esteban Lazo Hernández14
  • Chủ tịch Thượng viện Australia, Bà Sue Lines15.
  • Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN tại hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR)16
  • Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Đại sứ quán Việt Nam17

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chia buồn18

  • Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Campuchia Hun Manet, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary
  • Đại tướng Raúl Castro Ruz và Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz Canel-Bermúdez
  • Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Hội đồng liên bang Quốc hội Liên bang Nga (Thượng viện Nga) Valentina Matvienko, Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga (Hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin
  • Quốc vương Brunei Darussalam Haji Hassanal Bolkiah
  • Tổng thống Cộng hòa Singapore Tharman Shanmugaratnam, Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
  • Nhà Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn
  • Chủ tịch Đảng Nhân dân Mông Cổ cầm quyền, Thủ tướng Mông Cổ, Luvsannamsrain Oyun-Erdene
  • Nhà vua Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Charles III
  • Chủ tịch Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela, Tổng thống Cộng hòa Bolivar Venezuela Nicolas Maduro, Phó Chủ tịch Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela Diosdado Cabello
  • Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud và Hoàng Thái tử, Thủ tướng Vương quốc Saudi Arabia Mohammed bin Salman bin Abdulaziz Al Saud
  • Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, Chủ tịch Viện Đại biểu Quốc hội Cộng hòa Belarus Igor Sergeenko
  • Chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Bagher Ghalibaf
  • Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev
  • Tổng thống Cộng hòa Thống nhất Tanzania, Chủ tịch Đảng Cách mạng Tanzania cầm quyền Samia Suhulu Hassan
  • Tổng thống Cộng hòa Burundi Evariste Ndayishimiye
  • Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn
  • Chủ tịch Đảng Quốc đại Ấn Độ Mallikarjun Kharge
  • Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất Dmitry Medvedev
  • Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Genadi Ziuganov
  • Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ Doraisamy Raja
  • Tổng Bí thư Đảng Khối Ấn Độ tiến lên D. Devarajan
  • Chủ tịch hội đồng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản Shii Kazuo
  • Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Tây Ban Nha Manu Pineda
  • Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản các dân tộc Tây Ban Nha Victor Lucas
  • Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ireland James Corcoran
  • Đảng Cộng sản Nam Phi đã ra tuyên bố chia buồn
  • Tổng thống Nhà nước Palestine, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Tổ chức Giải phóng Palestine Mahmoud Abbas
  • Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Thụy Sĩ Massimiliano Ay
  • Trung ương Đảng Cộng sản Uruguay
  • Ủy ban Chính trị, Đảng Cộng sản Bolivia
  • Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel
  • Tổng thống Cộng hòa Italia Sergio Mattarella
  • Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher
  • Tổng thống Cộng hòa Algeria Dân chủ và Nhân dân Abdelmadjid Tebboune
  • Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula Da Silva
  • Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani và Phó Quốc vương Sheikh Abdullah bin Hamad Al-Thani, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al-Thani
  • Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal, Chủ tịch Ðảng Cộng sản Nepal-Marxist Leninist Thống nhất K.P. Sharma Oli
  • Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nigeria Bola Ahmed Tinubu
  • Tổng thống Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
  • Tổng thống Cộng hòa Turkmenistan Serdar Berdimuhamedov
  • Tổng thống Cộng hòa Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev
  • Tổng thống Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, Thủ tướng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka Dinesh Gunawardena
  • Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Sri Lanka G.Weerasinghe
  • Tổng Bí thư Ðảng Mặt trận Giải phóng Nhân dân Sri Lanka Tilvin Silva
  • Tổng thống Cộng hòa Italia Sergio Mattarella
  • Quyền Chủ tịch Ðảng Sức mạnh Quốc dân Hàn Quốc Hwang Woo Yea
  • Chủ tịch Ðảng Cộng sản Ðức, Hội đồng Hòa bình Thế giới gửi điện/thư chia buồn đến Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam.
  • Ðảng Cộng sản Australia, Lãnh đạo toàn quốc Ðảng Cộng sản Canada
  • Liên minh Nhân dân Galicia-Tây Ban Nha (UPG), Tổng Thư ký Ðảng CNDD-FDD cầm quyền của Burundi Ndikuriyo Révérien, Chủ tịch Ðảng Cộng sản Chile, Bộ trưởng Ngoại giao Mexico, Ðảng Liên minh tiến bộ Nigeria cầm quyền
  • Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới, Ban Giám đốc Liên hoan thanh niên thế giới, Liên đoàn Thanh niên Sri Lanka, Ðội cận vệ trẻ nước Nga thống nhất
  • Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Dato’ Seri Utama Haji Mohamad Bin Haji Hasan
  • Chủ tịch Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia Sim Chy
  • Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Srettha Thavisin
  • Tổng thống Cộng hòa Ấn Độ Droupadi Murmu và Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi
  • Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un
  • Tổng thống Đại Hàn dân quốc Yoon Suk Yeol
  • Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden
  • Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do cầm quyền Kishida Fumio
  • Toàn quyền Australia Sam Mostyn, Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines và Chủ tịch Hạ viện Australia Milton Dick
  • Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis

Đóng góp về mặt lý luận

Với phần lớn thời gian công tác ở Tạp chí Cộng sản và hơn gần 20 năm (từ 2006 - 2024) làm lãnh đạo Quốc Hội và Tổng Bí thư, dấu ấn lý luận in rõ nét trong các tác phẩm của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, từ đó định hướng những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong 20 năm qua, và sẽ còn sâu đậm hơn nữa trong những năm tới.

Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ thứ hai từ 2001 đến 2006, người thay mặt Bộ Chính trị phụ trách công tác lý luận của Đảng trong giai đoạn đến năm 2011, sau đó là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương tới nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đóng vai trò chủ chốt, trực tiếp trong các đổi mới ở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011); luận giải về đặc trưng con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam và sự nghiệp lâu dài, khó khăn, phức tạp của nó.

Loạt bài của Báo Nhân Dân19 dẫn lại nhiều tác phẩm của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, qua đó luận giải tại sao lại là Chủ nghĩa Xã hội mà không phải Chủ nghĩa Tư bản, chỉ ra một số khuyết điểm cố hữu của chủ nghĩa Tư bản như: sự bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về khả năng thực hiện những quyền đó; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản; một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất chủ yếu, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức, hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Chỉ ra vai trò của Đảng, các cơ quan Quốc Hội, Nhà nước, các tổ chức Chính trị - Xã hội. Củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Bàn về vai trò trong công tác lý luận của Đảng, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa20 chỉ rõ điểm nổi bật trong các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là mang tầm chiến lược, nhìn xa trông rộng, nhưng vô cùng gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, mang tính chiến đấu cao và có sức lan tỏa, tác động, cảm hóa sâu sắc. Trong khi đó, đồng chí Tô Lâm21 cho rằng dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Hoạt động giám sát của Quốc hội được tăng cường, có nhiều đổi mới về cách thức tiến hành, nhất là chất vấn và giám sát chuyên đề. Việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng toàn diện, phù hợp, đáp ứng đúng yêu cầu của thực tiễn vì lợi ích của quốc gia, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Vị thế, vai trò và uy tín của đất nước ta nói chung và Quốc hội nói riêng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế22.


  1. Báo Nhân Dân. Tổng bí thư nguyễn phú trọng từ trần. 2024. URL: https://nhandan.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tu-tran-post819993.html (visited on 2024-07-20). 

  2. Báo Nhân Dân. Tóm tắt tiểu sử tổng bí thư nguyễn phú trọng. 2024. URL: https://nhandan.vn/infographic-tom-tat-tieu-su-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-post820036.html (visited on 2024-07-20). 

  3. Văn phòng Chủ tịch nước. Trao tặng huân chương sao vàng cho tổng bí thư nguyễn phú trọng. 2024. URL: https://vpctn.gov.vn/tin-tuc-su-kien/trao-tang-huan-chuong-sao-vang-cho-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong.html (visited on 2024-07-22). 

  4. Báo Nhân Dân. Tổng bí thư nguyễn phú trọng nhận huy hiệu 55 năm tuổi đảng. 2023. URL: https://nhandan.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nhan-huy-hieu-55-nam-tuoi-dang-post736964.html (visited on 2024-07-22). 

  5. Báo Điện tử Chính phủ. Đảng và nhà nước lào trao tặng huân chương cao quý cho các vị lãnh đạo việt nam. 2007. URL: https://baochinhphu.vn/dang-va-nha-nuoc-lao-trao-tang-huan-chuong-cao-quy-cho-cac-vi-lanh-dao-viet-nam-1028434.htm (visited on 2024-07-24). 

  6. Báo Điện tử Chính phủ. Tổng bí thư, chủ tịch nước chnd trung hoa tập cận bình trao huân chương hữu nghị tặng tổng bí thư nguyễn phú trọng. 2022. URL: https://baochinhphu.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-chnd-trung-hoa-tap-can-binh-trao-huan-chuong-huu-nghi-tang-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-10222103122335766.htm (visited on 2024-07-22). 

  7. Báo Nhân Dân. Giải thưởng lê-nin, phần thưởng cao quý trao tặng tổng bí thư. 2021. URL: https://nhandan.vn/giai-thuong-le-nin-phan-thuong-cao-quy-trao-tang-tong-bi-thu-post679430.html (visited on 2024-07-24). 

  8. Báo Công An Nhân Dân. Tổng bí thư nguyễn phú trọng được tặng huân chương jose marti. 2012. URL: https://cand.com.vn/thoi-su/Tong-Bi-thu-Nguyen-Phu-Trong-duoc-tang-Huan-chuong-Jose-Marti-i199934/ (visited on 2024-07-24). 

  9. Thông tấn xã Việt Nam. Cộng đồng mạng xã hội đồng loạt đổi hình nền kính tiễn tổng bí thư nguyễn phú trọng. 2024. URL: https://baotintuc.vn/anh/cong-dong-mang-xa-hoi-dong-loat-doi-hinh-nen-kinh-tien-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-20240719203757820.htm (visited on 2024-07-24). 

  10. Báo điện tử Vietnamnet. Sổ tang điện tử tổng bí thư nguyễn phú trọng. 2024. URL: https://vietnamnet.vn/so-tang-dien-tu-vieng-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-2304510.html (visited on 2024-07-24). 

  11. Báo Nhân Dân. Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm tổng bí thư nguyễn phú trọng. 2024. URL: https://nhandan.vn/lao-tuyen-bo-quoc-tang-tuong-niem-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-post820447.html (visited on 2024-07-24). 

  12. Báo Nhân Dân. Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm tổng bí thư nguyễn phú trọng. 2024. URL: https://nhandan.vn/cuba-tuyen-bo-quoc-tang-tuong-niem-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-post820235.html (visited on 2024-07-24). 

  13. Báo Nhân Dân. Chủ tịch chính hiệp trung quốc vương hộ ninh làm đại diện đặc biệt của tổng bí thư, chủ tịch trung quốc tập cận bình sang viếng tổng bí thư nguyễn phú trọng. 2024. URL: https://nhandan.vn/chu-tich-chinh-hiep-trung-quoc-vuong-ho-ninh-lam-dai-dien-dac-biet-cua-tong-bi-thu-chu-tich-trung-quoc-tap-can-binh-sang-vieng-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-post820788.html (visited on 2024-07-24). 

  14. Báo Nhân Dân. Chủ tịch quốc hội trần thanh mẫn tiếp chủ tịch quốc hội cuba esteban lazo hernández. 2024. URL: https://nhandan.vn/anh-chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-tiep-chu-tich-quoc-hoi-cuba-esteban-lazo-hernandez-post820848.html (visited on 2024-07-24). 

  15. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch quốc hội trần thanh mẫn tiếp chủ tịch thượng viện australia sue lines. 2024. URL: https://dangcongsan.vn/thoi-su/chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-tiep-chu-tich-thuong-vien-australia-sue-lines-673337.html (visited on 2024-07-24). 

  16. Báo Nhân Dân. Tuyên bố chung của các lãnh đạo cấp cao asean về việc tổng bí thư nguyễn phú trọng từ trần. 2024. URL: https://nhandan.vn/tuyen-bo-chung-cua-cac-lanh-dao-cap-cao-asean-ve-viec-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tu-tran-post820824.html (visited on 2024-07-24). 

  17. Báo Nhân Dân. Tổng bí thư, chủ tịch trung quốc tập cận bình viếng tổng bí thư nguyễn phú trọng. 2024. URL: https://nhandan.vn/tong-bi-thu-chu-tich-trung-quoc-tap-can-binh-vieng-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-post820275.html (visited on 2024-07-24). 

  18. Báo Nhân Dân. Ðiện, thư, thông điệp chia buồn. 2024. URL: https://nhandan.vn/dien-thu-thong-diep-chia-buon-post820757.html (visited on 2024-07-24). 

  19. Báo Nhân Dân. Bài 1: những điểm nổi bật trong lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam qua các tác phẩm của tổng bí thư nguyễn phú trọng. 2024. URL: https://special.nhandan.vn/Diem-noi-bat-trong-ly-luan-ve-CNXH/index.html (visited on 2024-07-24). 

  20. Nguyễn Trọng Nghĩa. Dấu ấn của tổng bí thư nguyễn phú trọng trong công tác tư tưởng của đảng. 2024. URL: https://special.nhandan.vn/dau-an-cua-Tong-Bi-thu-Nguyen-Phu-Trong-trong-cong-tac-tu-tuong-cua-Dang/index.html (visited on 2024-07-24). 

  21. Tô Lâm. Tổng bí thư nguyễn phú trọng, nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân. 2024. URL: https://special.nhandan.vn/Tong-Bi-thu-Nguyen-Phu-Trong-nha-lanh-dao-loi-lac-tron-doi-vi-nuoc-vi-dan/index.html (visited on 2024-07-24). 

  22. Trần Thanh Mẫn. Thực hiện ý nguyện của đồng chí nguyễn phú trọng, quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và sự kỳ vọng của nhân dân. 2024. URL: https://special.nhandan.vn/Quoc-hoi-nang-cao-chat-luong-hieu-qua-hoat-dong/index.html (visited on 2024-07-24). 

Nguồn gốc mâu thuẫn dẫn đến xảy ra biểu tình lớn ở Israel

Trong bối cảnh những vấn đề phức tạp giữa hai nhà nước Israel và Palestine vẫn đang được thảo luận và giải quyết trên nghị trường Liên Hợp Quốc, thì Israel đang đứng trước bờ vực nội chiến với việc dân chúng biểu tình phản đối đề xuất cải cách tư pháp mới của tân Thủ tướng Netanyahu. Ông Netanyahu tuyên bố không nhượng bộ trước áp lực.

Liên minh cực hữu, dân tộc - tôn giáo của Thủ tướng Netanyahu đề xuất một cải cách mà thông qua đó, hạn chế quyền lực của tòa án tối cao, trao nhiều quyền hơn cho Chính phủ và Quốc hội (nơi mà liên minh của ông đang chiếm đa số). Các cải cách chủ yếu nhằm vào một số nội dung:

  1. Về sự lựa chọn các thẩm phán của tòa án tối cao

    • Hiện tại: Một hội đồng có 9 thành viên bao gồm: 3 người là đương nhiệm thẩm phán tối cao pháp viện; 2 người là đại diện của đoàn luật sư; 2 người là nghị sĩ Quốc hội (Quốc hội Israel có 120 ghế) và 2 người là Bộ trưởng. Việc lựa chọn Thẩm phán Tối cao pháp viện cần đa số phiếu tuyệt đối tức 7/9 phiếu.

    • Đề xuất mới: Một hội đồng gồm 11 thành viên bao gồm: Bộ trưởng Tư pháp là chủ tịch; 2 Bộ trưởng; 1 nghị sĩ quốc hội là chủ tịch ủy ban hiến pháp, pháp luật và tư pháp; 1 nghị sĩ quốc hội là chủ tịch ủy ban kiểm soát Nhà nước; 1 nghị sĩ quốc hội là Chủ tịch quốc hội; 1 thẩm phán là chủ tịch tối cao pháp viện; 2 người là đương nhiệm thẩm phán tối cao pháp viện; 2 public representatives cho bộ trưởng Tư pháp lựa chọn.

    • Như vậy, chính phủ (mà thông thường được thành lập bởi Đảng/Liên minh cầm quyền) có đa số phiếu tuyệt đối để bổ nhiệm các thẩm phán tối cao pháp viện. Hệ thống cũ không cho phép điều này.

  2. Phủ quyết luật của Quốc hội thông qua

    • Ở hiện tại, tối cao pháp viện của Israel có quyền phủ quyết một luật cơ bản do Quốc hội thông qua (Israel không có hiến pháp tối cao)

    • Đề xuất mới hạn chế quyền này, không trao cho tối cao pháp viện quyền được "review" các luật của quốc hội thông qua.

  3. Quyền của quốc hội

    • Hiện tại, quốc hội không thể đảo ngược quyết định của tối cao pháp viện

    • Đề xuất mới cho phép quốc hội, với chỉ đa số cơ bản (>1/2) phủ quyết quyết định của tối cao pháp viện.

  4. Quyền được lựa chọn cố vấn tư pháp cho bộ trưởng

    • Đề xuất mới cho phép các bộ trưởng tự lựa chọn cố vấn tư pháp cho họ (vốn hiện tại không thuộc quyền của bộ trưởng) đồng thời giảm quyền của cố vấn (từ bắt buộc nghe theo thành mang tính tham khảo).
  5. Quyền tư pháp đối với chính phủ

    • Đề xuất mới hạn chế phạm vi các quyết định hành chính của chính phủ phải bị xem xét bởi tối cao pháp viện, đồng thời ngăn cản tòa án xét xử các đơn kiện, kháng cáo đối với chính phủ.

Nhìn chung, đây là sự tranh đấu chính trị giữa các bên, một bên đòi hỏi sự tự do cho nhiều thành phần thiểu số ở một quốc gia phức tạp về sắc tộc, tôn giáo như Israel, một bên là cực hữu dân tộc chủ nghĩa - tôn giáo mong muốn một hệ thống phục vụ cho lợi ích của họ. Những thay đổi tư pháp này cho phép Quốc hội phủ quyết các rắc rối tư pháp về việc truy tố ông Netanyahu tội tham nhũng và nhận hối lộ, đồng thời cũng cho phép quốc hội thông qua luật miễn nghĩa vụ quân sự đối với những tín đồ Do Thái giáo chính thống cực đoan để họ nghiên cứu tôn giáo.