Nguồn gốc mâu thuẫn dẫn đến xảy ra biểu tình lớn ở Israel
Trong bối cảnh những vấn đề phức tạp giữa hai nhà nước Israel và Palestine vẫn đang được thảo luận và giải quyết trên nghị trường Liên Hợp Quốc, thì Israel đang đứng trước bờ vực nội chiến với việc dân chúng biểu tình phản đối đề xuất cải cách tư pháp mới của tân Thủ tướng Netanyahu. Ông Netanyahu tuyên bố không nhượng bộ trước áp lực.
Liên minh cực hữu, dân tộc - tôn giáo của Thủ tướng Netanyahu đề xuất một cải cách mà thông qua đó, hạn chế quyền lực của tòa án tối cao, trao nhiều quyền hơn cho Chính phủ và Quốc hội (nơi mà liên minh của ông đang chiếm đa số). Các cải cách chủ yếu nhằm vào một số nội dung:
-
Về sự lựa chọn các thẩm phán của tòa án tối cao
-
Hiện tại: Một hội đồng có 9 thành viên bao gồm: 3 người là đương nhiệm thẩm phán tối cao pháp viện; 2 người là đại diện của đoàn luật sư; 2 người là nghị sĩ Quốc hội (Quốc hội Israel có 120 ghế) và 2 người là Bộ trưởng. Việc lựa chọn Thẩm phán Tối cao pháp viện cần đa số phiếu tuyệt đối tức 7/9 phiếu.
-
Đề xuất mới: Một hội đồng gồm 11 thành viên bao gồm: Bộ trưởng Tư pháp là chủ tịch; 2 Bộ trưởng; 1 nghị sĩ quốc hội là chủ tịch ủy ban hiến pháp, pháp luật và tư pháp; 1 nghị sĩ quốc hội là chủ tịch ủy ban kiểm soát Nhà nước; 1 nghị sĩ quốc hội là Chủ tịch quốc hội; 1 thẩm phán là chủ tịch tối cao pháp viện; 2 người là đương nhiệm thẩm phán tối cao pháp viện; 2 public representatives cho bộ trưởng Tư pháp lựa chọn.
-
Như vậy, chính phủ (mà thông thường được thành lập bởi Đảng/Liên minh cầm quyền) có đa số phiếu tuyệt đối để bổ nhiệm các thẩm phán tối cao pháp viện. Hệ thống cũ không cho phép điều này.
-
-
Phủ quyết luật của Quốc hội thông qua
-
Ở hiện tại, tối cao pháp viện của Israel có quyền phủ quyết một luật cơ bản do Quốc hội thông qua (Israel không có hiến pháp tối cao)
-
Đề xuất mới hạn chế quyền này, không trao cho tối cao pháp viện quyền được "review" các luật của quốc hội thông qua.
-
-
Quyền của quốc hội
-
Hiện tại, quốc hội không thể đảo ngược quyết định của tối cao pháp viện
-
Đề xuất mới cho phép quốc hội, với chỉ đa số cơ bản (>1/2) phủ quyết quyết định của tối cao pháp viện.
-
-
Quyền được lựa chọn cố vấn tư pháp cho bộ trưởng
- Đề xuất mới cho phép các bộ trưởng tự lựa chọn cố vấn tư pháp cho họ (vốn hiện tại không thuộc quyền của bộ trưởng) đồng thời giảm quyền của cố vấn (từ bắt buộc nghe theo thành mang tính tham khảo).
-
Quyền tư pháp đối với chính phủ
- Đề xuất mới hạn chế phạm vi các quyết định hành chính của chính phủ phải bị xem xét bởi tối cao pháp viện, đồng thời ngăn cản tòa án xét xử các đơn kiện, kháng cáo đối với chính phủ.
Nhìn chung, đây là sự tranh đấu chính trị giữa các bên, một bên đòi hỏi sự tự do cho nhiều thành phần thiểu số ở một quốc gia phức tạp về sắc tộc, tôn giáo như Israel, một bên là cực hữu dân tộc chủ nghĩa - tôn giáo mong muốn một hệ thống phục vụ cho lợi ích của họ. Những thay đổi tư pháp này cho phép Quốc hội phủ quyết các rắc rối tư pháp về việc truy tố ông Netanyahu tội tham nhũng và nhận hối lộ, đồng thời cũng cho phép quốc hội thông qua luật miễn nghĩa vụ quân sự đối với những tín đồ Do Thái giáo chính thống cực đoan để họ nghiên cứu tôn giáo.